Hello cả nhà, với series skill work - kỹ năng làm việc là nơi mình lưu trữ những skill dành cho anh, em, bạn bè người thân của mình.
Mình có cơ hội làm nhiều việc từ đó mình cũng tự học và đúc kết được những kinh nghiệm cá nhân nên mình sẽ lưu lại để khi cần thì xem lại cũng như để share và tổng hợp lại cho những bạn cần.
Và mở màng sẽ là giấy. Có bao nhiêu loại giấy? mỗi loại giấy dùng làm gì? bla bla bla mọi thứ về giấy nói chung và làm việc với giấy sẽ được tổng hợp và trình bày dễ hiểu nhất cả nhà nhé
Phần 1 sẽ là các loại giấy và thông số cần lưu ý khi chọn giấy
Một số khái niệm cơ bản trong thông số kỹ thuật giấy:
Mình có cơ hội làm nhiều việc từ đó mình cũng tự học và đúc kết được những kinh nghiệm cá nhân nên mình sẽ lưu lại để khi cần thì xem lại cũng như để share và tổng hợp lại cho những bạn cần.
Và mở màng sẽ là giấy. Có bao nhiêu loại giấy? mỗi loại giấy dùng làm gì? bla bla bla mọi thứ về giấy nói chung và làm việc với giấy sẽ được tổng hợp và trình bày dễ hiểu nhất cả nhà nhé
Phần 1 sẽ là các loại giấy và thông số cần lưu ý khi chọn giấy
Một số khái niệm cơ bản trong thông số kỹ thuật giấy:
*Khuyến cáo: đọc cho biết sẽ có 1 bài ứng dụng paper trong các tình huống khác nhau không cần phải học thuộc. Nhưng phải biết để khi làm việc với nhà in, xưởng in còn biết cách nói chuyện với người ta.
1. Định lượng (Basis weight)
Định nghĩa: Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và các tông được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị: g/m² hay gsm (Grams per Square Meter)
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Basis weight 165 ± 4%
2. Độ dày (thickness/caliper)
Định nghĩa: khoảng cách giữa hai mặt của giấy đo theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị: mm
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Thickness 218 ± 6
3. Độ ẩm (Moisture Content)
Định nghĩa: lượng nước có trong vật liệu.
Đơn vị: %
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Moisture Content 5.0 – 6.0
4. Độ đục (Opacity)
Định nghĩa: tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.
Đơn vị: %
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Opacity >=96.0
5. Độ nhẵn (Smoothness)
Định nghĩa: tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy.
Đơn vị: sec/10ml
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Art paper Enova 100gsm
Smoothness >=900
6. Độ sáng ISO (ISO brightness)
Định nghĩa: Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy và cáctông trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật khuếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử
Đơn vị: %
Ví dụ: Giấy Fo IK có độ trắng từ 92%-96%
Giới thiệu một số loại giấy thông dụng
1/ GIẤY FORT(Fort Paper)
Đặc điểm:
Giấy fort ( hoặc ford) là cách gọi thông thường ở VN, thực chất là loại Woodfree uncoated paper (WFU) có đặc điểm : Giấy không tráng phủ (uncoated papers) nên bề mặt mịn, không chói vì vậy phù hợp cho viết và đọc; ngoài ra giấy được làm từ "bột giấy xử lý theo phương pháp hóa nghiền (chemical pulp) " nên đã loại bỏ được hầu hết lignin (Woodfree paper) vì vậy khó bị ố vàng theo thời gian thích hợp cho việc lưu trữ.
Ứng dụng:
-Trong văn phòng: giấy photocopy, giấy in , giấy viết,…
-Trong in offset: Ruột sách, báo, sổ tay, giấy tiêu đề...
Định lượng (g/m2): 60, 70 ,80 ,100 , 120, 150, 170, 220, 250, 300
2/ GIẤY COUCHE (COATED ART PAPER)
Đặc điểm:
Loại giấy được tráng phủ bởi cao lanh (hoặc vật liệu tương đương) nên mặt giấy: nhẳng-mượt, sáng, chắn sáng tốt, bám dính và hấp thụ mực đồng đều . Vì vậy nó thích hợp cho in offset những hình ảnh nhiều màu sắc với độ sắc nét và độ tương phản cao.
Có 2 loại mặt giấy: Gloss (mặt giấy láng-bóng) và Matt (mặt giấy mịn-mờ hơn).
Ứng dụng:
-Giấy tráng phủ 2 mặt ( C2S ): Ruột tạp chí, bìa tạp chí, bìa sách, Lịch, catalog, brochure, áp phích quảng cáo...
-Giấy tráng phủ 1 mặt ( C1S ): Nhãn sản phẩm, nhãn hộp, túi giấy ...
Định lượng (g/m2):
100, 115, 150, 170, 200, 250, 300
3/ GIẤY BRITOL (Bristol Board)
Đặc điểm:
Là loại giấy bìa (board) không tráng phủ (uncoated), bề mặt được cán láng hoàn thiện. Nó thường có vài lớp giấy ép lại với nhau nên cứng và nặng. Màu thường là trắng. Mặt giấy có 2 loại: nhẵn mịnh phù hợp cho bút và mực in, hoặc hơi sần nhẹ (vellum) phù hợp cho bút chì, phấn, than .
Ứng dụng:
- Loại mỏng: bìa sách, bìa catalog, thẻ ...
-Loại dày: bản vẻ kỷ thuật, minh họa, đồ án..
Định lượng (g/m2): 250 - 300
4/ GIẤY IVORY
Đặc điểm:
Là loại giấy dày không tráng phủ (uncoated) chất lượng rất cao. Mình giấy cứng và đàn hồi tốt. Mặt giấy màu trắng ngà, độ mịn và độ bóng rất cao do được xử lý qua thiết bị “siêu cán láng” (super calender).
Ứng dụng:
Đặc biệt dùng in các sản phẩm đòi hỏi sang trọng: Hộp giấy cao cấp, túi giấy cao cấp, danh thiếp, menus, thiệp mời....
Định lượng (g/m2): 250, 300
5/ GIẤY DUPLEX
Đặc điểm:
Đặc điểm giấy dầy, nó được làm bằng cách ép 2 lớp giấy lại. Hai mặt giấy có thể khác nhau về màu và kết cấu . định lượng cao (trên 250gsm).
Ứng dụng:
Thường được làm bìa sách, bao bì hộp, thư mục...
Định lượng (g/m2): 170, 270, 300
1. Định lượng (Basis weight)
Định nghĩa: Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và các tông được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị: g/m² hay gsm (Grams per Square Meter)
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Basis weight 165 ± 4%
2. Độ dày (thickness/caliper)
Định nghĩa: khoảng cách giữa hai mặt của giấy đo theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị: mm
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Thickness 218 ± 6
3. Độ ẩm (Moisture Content)
Định nghĩa: lượng nước có trong vật liệu.
Đơn vị: %
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Moisture Content 5.0 – 6.0
4. Độ đục (Opacity)
Định nghĩa: tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.
Đơn vị: %
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Opacity >=96.0
5. Độ nhẵn (Smoothness)
Định nghĩa: tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy.
Đơn vị: sec/10ml
Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật
Art paper Enova 100gsm
Smoothness >=900
6. Độ sáng ISO (ISO brightness)
Định nghĩa: Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy và cáctông trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật khuếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử
Đơn vị: %
Ví dụ: Giấy Fo IK có độ trắng từ 92%-96%
Giới thiệu một số loại giấy thông dụng
1/ GIẤY FORT(Fort Paper)
Đặc điểm:
Giấy fort ( hoặc ford) là cách gọi thông thường ở VN, thực chất là loại Woodfree uncoated paper (WFU) có đặc điểm : Giấy không tráng phủ (uncoated papers) nên bề mặt mịn, không chói vì vậy phù hợp cho viết và đọc; ngoài ra giấy được làm từ "bột giấy xử lý theo phương pháp hóa nghiền (chemical pulp) " nên đã loại bỏ được hầu hết lignin (Woodfree paper) vì vậy khó bị ố vàng theo thời gian thích hợp cho việc lưu trữ.
Ứng dụng:
-Trong văn phòng: giấy photocopy, giấy in , giấy viết,…
-Trong in offset: Ruột sách, báo, sổ tay, giấy tiêu đề...
Định lượng (g/m2): 60, 70 ,80 ,100 , 120, 150, 170, 220, 250, 300
2/ GIẤY COUCHE (COATED ART PAPER)
Đặc điểm:
Loại giấy được tráng phủ bởi cao lanh (hoặc vật liệu tương đương) nên mặt giấy: nhẳng-mượt, sáng, chắn sáng tốt, bám dính và hấp thụ mực đồng đều . Vì vậy nó thích hợp cho in offset những hình ảnh nhiều màu sắc với độ sắc nét và độ tương phản cao.
Có 2 loại mặt giấy: Gloss (mặt giấy láng-bóng) và Matt (mặt giấy mịn-mờ hơn).
Ứng dụng:
-Giấy tráng phủ 2 mặt ( C2S ): Ruột tạp chí, bìa tạp chí, bìa sách, Lịch, catalog, brochure, áp phích quảng cáo...
-Giấy tráng phủ 1 mặt ( C1S ): Nhãn sản phẩm, nhãn hộp, túi giấy ...
Định lượng (g/m2):
100, 115, 150, 170, 200, 250, 300
3/ GIẤY BRITOL (Bristol Board)
Đặc điểm:
Là loại giấy bìa (board) không tráng phủ (uncoated), bề mặt được cán láng hoàn thiện. Nó thường có vài lớp giấy ép lại với nhau nên cứng và nặng. Màu thường là trắng. Mặt giấy có 2 loại: nhẵn mịnh phù hợp cho bút và mực in, hoặc hơi sần nhẹ (vellum) phù hợp cho bút chì, phấn, than .
Ứng dụng:
- Loại mỏng: bìa sách, bìa catalog, thẻ ...
-Loại dày: bản vẻ kỷ thuật, minh họa, đồ án..
Định lượng (g/m2): 250 - 300
4/ GIẤY IVORY
Đặc điểm:
Là loại giấy dày không tráng phủ (uncoated) chất lượng rất cao. Mình giấy cứng và đàn hồi tốt. Mặt giấy màu trắng ngà, độ mịn và độ bóng rất cao do được xử lý qua thiết bị “siêu cán láng” (super calender).
Ứng dụng:
Đặc biệt dùng in các sản phẩm đòi hỏi sang trọng: Hộp giấy cao cấp, túi giấy cao cấp, danh thiếp, menus, thiệp mời....
Định lượng (g/m2): 250, 300
5/ GIẤY DUPLEX
Đặc điểm:
Đặc điểm giấy dầy, nó được làm bằng cách ép 2 lớp giấy lại. Hai mặt giấy có thể khác nhau về màu và kết cấu . định lượng cao (trên 250gsm).
Ứng dụng:
Thường được làm bìa sách, bao bì hộp, thư mục...
Định lượng (g/m2): 170, 270, 300
[VN] LÀM VIỆC CÙNG GIẤY - PHẦN 1 - THÔNG SỐ VÀ MỘT SỐ LOẠI GIẤY
Reviewed by Kenvin146
on
12:13
Rating:
No comments: