Internet có thể mang
lại lợi ích nhưng, cũng mang lại không ít sự nguy hiểm cho trẻ em và thanh
thiếu niên ngày nay. Với việc hoạc tập trực tuyến (học online) do đại dịch
COVID-19, dẫn đến sự an toàn trên môi trường Internet trở nên quang trọng hơn
bao giờ hết. Dưới đây là sáu mẹo nhỏ giúp con bạn an toàn hơn khi học online
Mặc dù Internet là một nguồn cung cấp
kiến thức vô tận, nhưng có cũng chất chứa không ít những rủi ro Không như người
lớn, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên chưa nhận thức được các mối nguy hiểm
tiềm tàng về an toàn khi lướt web. Internet đã trở thành một phần của
cuộc sống, và các bậc cha mẹ phải đảm bảo con cái của họ nhận thức được các
biện pháp an toàn khi học tập, giải trí trực tuyến và các cách để bảo vệ quyền
riêng tư và thông tin cá nhân của mình.
Trong khi những đứa trẻ, thanh niên đang
bận kết bạn và chia sẻ cuộc sống cá nhân của chúng lên mạng, tội phạm mạng đang
rình rập săn lùng thông tin cá nhân của chúng. Một cuộc khảo sát gần đây cho
thấy mức độ độc hại của Internet đang gia tăng, trong các cuộc trò chuyện trực
tuyến sự độc hại ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên đã tăng 70% và tăng
40% trên một số nền tảng trò chơi.
“Con cái chúng ta đang lớn lên trong một
thế giới mà Internet là một phần thiết yếu của cuộc sống. Họ không coi thế giới
trực tuyến là công nghệ mới như một số người khác. Do đó, họ tiếp xúc với Internet không hề thận trọng. Họ chỉ nhìn thấy một màn hình phản ứng với các lần click chuột của họ, ngây thơ không biết về những rủi ro vô hình khi trực tuyến.
Làm
thế nào để an toàn khi bạn online trên Internet:
Không ai thích luôn bị giám sát, trẻ em cũng vậy. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuyên truyền và khuyến khích con
cái tuân thủ những quy định về bảo mật trên không giang mạng vì chúng luôn mang
theo điện thoại thông minh. Và chúng có thể online 24/24 bất cứ ở đâu. Một số
mẹo bảo mật như sau:
1. Giới hạn dữ liệu cá nhân:
Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân lên
mạng, đặc biệt là trên các mạng xã hội, sẽ phát sinh nhiều rủi ro. Thông tin được
chia sẻ quá nhiều sẽ khiến cho "kẻ giang" có cơ hội thu thập và tận
dụng để tấn công con của bạn trong tương lai. Cài đặt tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn riêng tư và bảo mật bằng
cách bật cài đặt quyền riêng tư. Không bao giờ chia sẻ các thông tin cá nhân
như số điện thoại, địa chỉ hoặc vị trí
·
Quản lý quyền riêng tư của tài khoản Facebook tại đây.
· Quản lý quyền riêng tư của tài khoản Twitter tại đây.
Hành động: Cha mẹ phải sinh hoạt về vấn đề nên và không nên chia sẻ những thông tin gì trên Internet cho bọn trẻ hiểu vấn đề.
2. Người lạ thì nguy hiểm
Các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, cung
cấp môi trường trực tuyến để mọi người có thể kết bạn mới, khám phá và chia sẻ
sở thích cùng nhau. Tuy nhiên, các tác nhân gây hại thường là những người ẩn
danh, danh tính không rõ ràng. Đừng bao giờ tin tưởng bất cứ ai trên không gian
mạng một cách mù quáng. Không bao giờ chia sẻ hình ảnh, danh tính, thông tin cá
nhân cho người lạ.
Hành động: Giải thích cho bọn trẻ hiểu rằng người xa lạ trên Internet vẫn nguy hiểm như ngoài cuộc sống.
3. Không chia sẻ mật khẩu
Bạn không nên chia sẻ mật khẩu của mình
cho bất cứ ai, dù là bạn bè chỉ để khiến họ nhận ra mật khẩu của bạn
"mạnh" như thế nào. Khi bị lộ mật khẩu, tài khoản của bạn có thể sẽ
bị đánh cấp. Luôn sử dụng các mật khẩu phức tạp và không bao giờ được chia sẻ với
bất kỳ ai.
Hành động: Điều quan trọng là trẻ em phải
hiểu rằng chia sẻ mật khẩu là xâm phạm quyền riêng tư.
4. Luôn kiểm tra kỹ
Bạn bắt gặp một số tin tức giả mạo,
những bài phát biểu mang tinh thần phản động. Những tin tức không chính thống,
hoặc những tin tức thu hút sự chú ý của nhiều người bằng các tiêu đề hấp dẫn,
giảm giá, ưu đãi,.... Luôn xác minh thông tin, tin tức trước khi nói, chia sẻ
với bất kỳ ai.
Hành động: trẻ nhỏ sẽ chưa thể xác định được những thông tin lừa đảo, phụ huynh phải có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ nhữn nguồn tin mà các con sẽ tiếp nhận.
5. Báo cáo những mối đe doạ
Đe doạ trực tuyến xảy ra khi ai đó tiết
lộ nội dung độc hại hoặc ác ý về người khác để làm họ xấu hổ hoặc làm bẽ mặt
trên mạng. Kẻ xấu thường tận dụng các nền tảng mạng xã hội, chatroom, diễn đàn
và những cộng đồng lớn trên mạng để "bắt nạt" những mục tiêu mà kẻ
xấu hướng đến. Liên hệ với bạn bè, gia đình ngay khi bị người lạ gửi cho bạn
những tin nhắn xúc phạm/xấu hổ hoặc mạo danh của bạn để quấy rối người khác.
Liên hệ với các cơ quan hữu quan (cảnh sát hoặc dịch vụ khẩn cấp) và báo cáo kẻ
bắt nạt để ngăn chặn nguy hiểm.
Hành động: Giải thích cho các con hiểu rằng, nếu có bất cứ điều gì không "đúng đắn" trong quá trình online sẽ phải báo lại cho phụ huynh. Phụ huynh sẽ kiểm tra và đánh giá những nội dung nào đúng, sai, thích hợp cho các bạn nhỏ hay không.
6. Cẩn thận với các trò lừa đảo trực
tuyến
Internet không phải là nơi an toàn trừ
khi bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, biện pháp an toàn. Mục đích của kẻ xấu
sẽ là đánh cắp thông tin cá nhân của bạn, thông tin banking từ đó có thể bán
những thông tin đó trên các diễn đàn DarkNet. Thông tin đánh cắp cũng có thể bị
lạm dụng để thực hiện các loại lừa đảo tài chính, mạo danh để đi lừa đảo. Không
nhấp/tải xuống những file đến từ nguồn không xác định, chúng có thể chứa virus
những công cụ để thu thập, đánh cắp thông tin.
Hành động: phổ cập những trường hợp bị lừa đảo cho các con để tăng cường nhận biết và cảnh giác
Tóm
lại
Không có biện pháp nào là tuyệt đối, cho
nên để giữ an toàn cho con trẻ các vị phụ huynh phải thường xuyên trò chuyện để
phát hiện những điều bất thường trong quá trình học online của trẻ. Cha mẹ phải
theo dõi hành vi online của con mình và các khía cạnh khác trong cuộc sống kỹ thuật
số của chúng để biết được những gì chúng tiếp xúc, nghe thấy trên internet từ
đó hướng dẫn chúng nhận thức đúng đắn. Nhận thức đúng đắn về an toàn không gian
mạng của trẻ em hôm nay, có thể gặt hái những "cư dân mạng" thế hệ
mới có trách nhiệm vào tương lai.
No comments: